Cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng đang là vấn đề chung được nhiều khách hàng quan tâm gần đây. Việc di chuyển ra nước ngoài đi du lịch, du học, công tác,… Khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn khi giao dịch không nhận được mã OTP gửi về SMS điện thoại. Trong bài viết sau, Datvangbac sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin này một cách chi tiết nhất.
Xem nhanh:
Tại sao phải dùng mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng?
Mã OTP được xem như mật khẩu thứ hai của mỗi tài khoản ngân hàng khi thực hiện giao dịch trực tuyến. Chúng được tạo ra một lần và có thời gian sử dụng khá ngắn. Việc sử dụng mã OTP trong các giao dịch tại hầu hết các ngân hàng là điều cần thiết. Nhằm đảm bảo giao dịch được xác nhận và an toàn tuyệt đối.

Nhận tin nhắn mã OTP các ngân hàng không chỉ được triển khai tại Việt Nam. Mà dù cho bạn di chuyển sang nước ngoài và phát sinh giao dịch trực tuyến. Thì việc nhận tin nhắn mã OTP cũng là điều bắt buộc. Điều này giúp các giao dịch trực tuyến tại các ngân hàng được bảo mật cao, tránh kẻ gian tấn công vào tài khoản khách hàng. Cụ thể ở đâu là các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hoá đơn online (trực tuyến).
Cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng
Dưới đây là chi tiết 02 cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng. Đây là các cách an toàn và nhanh chóng để bạn thực hiện giao dịch chuyển tiền khi ở nước ngoài. Tham khảo các bước sau đây:
Nhận tin nhắn mã OTP qua SMS
Cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng qua SMS khá đơn giản. Bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký chuyển vùng quốc tế
Để nhận mã OTP về SMS điện thoại khi ở nước ngoài, bắt buộc SIM điện thoại Việt Nam của bạn phải được đăng ký chuyển vùng quốc tế. Việc đăng ký này giúp bạn giữ được số điện thoại cũ để liên lạc khi ở nước ngoài, mà không phải mua SIM mới.

Đối với từng nhà mạng viễn thông, đăng ký chuyển vùng quốc tế cũng có sự khác nhau. Cụ thể cú pháp như sau:
- Chuyển vùng quốc tế Viettel qua SMS: CVQT gửi 138.
- Chuyển vùng quốc tế Mobifone qua SMS: DK CVQT gửi 999.
- Chuyển vùng quốc tế Vietnamobile qua SMS: DK RLH gửi 123.
- Chuyển vùng quốc tế VinaPhone qua SMS: DK CVQT gửi 9123.
- …
» Gợi ý thêm: Cách thay đổi số điện thoại nhận mã OTP MB Bank trên điện thoại
Bước 2: Tiến hành giao dịch
Khi thực hiện đăng ký chuyển vùng quốc tế thành công, bạn tiến hành giao dịch trực tuyến tương tự như tại Việt Nam. Cụ thể:
- Đăng nhập vào ứng dụng/ website của ngân hàng đang sử dụng trên điện thoại.
- Nhấn vào mục Chuyển tiền.
- Nhập vào các thông tin chuyển tiền gồm: Ngân hàng thụ hưởng, Số tài khoản thụ hưởng, số tiền cần chuyển, nội dung chuyển tiền (nếu có).
- Kiểm tra lại các thông tin một lần nữa và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Nhập tin nhắn mã OTP
Khi hoàn tất các bước chuyển tiền như ở Bước 2, bạn nhấn vào mục Chuyển tiền. Lúc này, điện thoại của bạn sẽ nhận được mã OTP mà ngân hàng gửi về. Mã sẽ có hiệu lực khoảng 30 giây, bạn cần nhập ngay vào giao diện để quá trình chuyển tiền được thực hiện thành công.
Nhận tin nhắn mã OTP qua Email
Bạn cũng có thể áp dụng cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng qua địa chỉ Email. Cách này tương đối đơn giản và thuận tiện. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Thay đổi phương thức nhận mã OTP
Như bạn đã biết, phương thức nhận mã OTP tại các ngân hàng sẽ mặc định qua SMS. Tức là mã OTP sẽ được gửi về tin nhắn điện thoại của bạn. Tuy nhiên, nếu di chuyển ra nước ngoài mà bạn không nhận mã OTP qua SMS được. Vậy bạn có thể thay đổi phương thức nhận mã OTP thông qua địa chỉ Email của mình.
Để thay đổi phương thức nhận mã OTP, bạn có thể thực hiện theo 02 cách sau:
- Cách 1: Đổi phương thức nhận mã OTP qua ứng dụng/ website ngân hàng đang sử dụng.
- Cách 2: Đến trực tiếp chi nhánh/ PGD ngân hàng đang sử dụng và yêu cầu nhân viên hỗ trợ thay đổi phương thức nhận mã OTP.
Bước 2: Tiến hành giao dịch
Sau khi chuyển qua phương thức nhận mã OTP là Email thành công. Bạn tiến hành giao dịch chuyển tiền hoặc thanh toán online theo hướng dẫn sau:
- Đăng nhập vào ứng dụng/ website ngân hàng bạn đang sử dụng trên điện thoại.
- Nhấn vào mục Chuyển tiền.
- Nhập vào thông tin giao dịch gồm: Tên ngân hàng thụ hưởng, Số tài khoản thụ hưởng, số tiền cần chuyển, nội dung chuyển tiền (nếu có).
- Kiểm tra lại các thông tin đã nhập và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Nhập mã OTP trong Email
Tại bước này, bạn nhấn vào Email đăng ký tài khoản ngân hàng của mình để lấy mã OTP. Nếu kiểm tra trong Hộp thư đến không có, bạn có thể kiểm tra mã OTP này trong mục Spam hoặc Hòm thư rác trên Email của bạn.

Lấy được mã OTP trong Email rồi, bạn cần nhanh chóng nhập mã vào giao diện để hoàn tất quá trình giao dịch của mình. Mã OTP trên Email cũng có thời gian sử dụng ngắn từ 30 giây đến 2 phút. Bạn cần nhanh chóng nhập mã vào giao diện để tránh hết hạn sử dụng mã nhé!
Nên nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài qua SMS hay Email?
Đây là thắc mắc chung được nhiều khách hàng băn khoăn hiện nay. Sau đây là các ưu, nhược điểm của hai cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng bạn có thể tham khảo:
Hình thức nhận mã OTP | Nhận mã OTP qua SMS | Nhận mã OTP qua Email |
Ưu điểm |
|
Tính bảo mật cao. Bởi Email có tính bảo mật 2 lớp rất khó để phá và lấy được mã OTP trong Email. |
Nhược điểm | Trường hợp mất SIM hoặc mất điện thoại dễ bị đối tượng xấu chiếm đoạt tài khoản. |
|
Tóm lại, với những ưu và nhược điểm trên có thể thấy, hình thức nhận tin nhắn mã OTP qua SMS tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tính bảo mật, an toàn cũng được tối ưu nhất. Tuy nhiên, nếu hình thức nhận mã OTP qua SMS không thực hiện được, bạn cũng có thể cân nhắc nhận mã qua Email đều khá an toàn và bảo mật nhé!
» Đọc thêm: Những ngân hàng có mã PIN 4 số hiện nay
Lưu ý khi nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài
Trong quá trình nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài của các ngân hàng. Bạn cũng cần lưu ý các vấn đề như sau:
- Mã OTP có hiệu lực khoảng 30 giây, bạn cần nhập nhanh và chính xác mã vào giao diện để tránh mã hết hạn, phải yêu cầu gửi thêm mã mới.
- Không tiết lộ mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng, bạn bè, người thân,… Điều này sẽ khiến tài khoản của bạn lộ thông tin, dễ mất tiền trong tài khoản.
- Nếu chẳng may bị mất điện thoại chứa tài khoản ngân hàng đang sử dụng. Hãy liên hệ ngay với ngân hàng để khoá tài khoản tạm thời, tránh các giao dịch trái phép thực hiện.
- Thực hiện giao dịch ngân hàng khi ở nước ngoài có thể sẽ tốn các khoản phí liên quan. Bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh những khoản phí cao không mong muốn xảy ra.
Cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng đều được áp dụng tương tự nhau như hướng dẫn trên. Hãy lựa chọn cho mình cách thức nhận tin nhắn mã OTP đúng đắn nhất khi ở nước ngoài. Để quá trình giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an toàn bạn nhé!