Chiêu trò tạo bill chuyển tiền Fake (giả) đang tràn lan trên các app, web và các trang mạng xã hội (MXH). Khi gặp phải những trường hợp lừa đảo này, cách để nhận biết và cách tố cáo bill chuyển tiền Fake (giả) từ app, web, MXH như thế nào? Hãy tham khảo bài viết Datvangbac sau để có hướng xử lý hiệu quả bạn nhé!
Xem nhanh:
Nhận biết hành vi tạo bill chuyển tiền Fake (giả) từ app, web, MXH
Thủ đoạn lừa đảo từ những hoá đơn giả, bill chuyển tiền online fake không còn quá xa lạ với người dân hiện nay. Điều đáng nói ở đây, những hành vi này đang ngày càng tinh vi và tràn lan trên khắp các ứng dụng, website và các trang mạng xã hội.
Lợi dụng hành vi tạo bill chuyển tiền giả, để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, lừa đảo người tiêu dùng đang khá phổ biến. Nhiều cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng nhiều người vẫn cứ bị sập bẫy.

Dưới đây là một số hành vi tạo bill chuyển tiền fake (giả) từ app, web, MXH mà bạn có thể tham khảo và cảnh giác:
- Các hội nhóm trên Facebook, Zalo,… quảng cáo, rao bán dịch vụ làm giả biên lai thanh toán, bill chuyển tiền fake giống thật 99%.
- Các group, fanpage trên mạng xã hội rao bán dịch vụ làm biên lai giả mạo ngân hàng, ví điện tử chỉ với 20.000 đồng mỗi lần.
- Tạo hình ảnh bill chuyển tiền online giả, lừa đảo người dùng khi mua hàng online.
- Đối tượng lừa đảo mua hàng với số lượng lớn, vay thêm tiền mặt và yêu cầu chuyển khoản trả tiền. Sau đó, chúng đã sử dụng bill giả để đánh lừa chuyển khoản rồi và bỏ chạy.
- Xuất hiện nhiều nhóm, group trên Facebook nhận làm hoá đơn chuyển tiền ngân hàng giả (fake) cho những ai không biết sử dụng phần mềm, web làm giả hoá đơn. Dịch vụ này thường thu phí từ 50 – 100.000 đồng/ hoá đơn.
- Chiêu lừa đảo đặt lệnh chuyển tiền trong tương lai. Tính năng này giúp người dùng chuyển tiền vào một thời gian nhất định trong tương mai. Đối tượng xấu sẽ lợi dụng tính năng này để không phải chuyển tiền đi.
- …
Cách tố cáo bill chuyển tiền Fake (giả) từ app, web, MXH
Các chiêu trò tạo bill chuyển tiền, tạo hình ảnh bill chuyển khoản của các ngân hàng đang tràn lan trên các ứng dụng, website hoặc mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sử dụng dịch vụ ngân hàng và mua hàng online của người dùng. Khi gặp trường hợp bill chuyển tiền fake (giả), bạn có thể áp dụng các cách tố cáo tương ứng sau đây:
- Đối với những nhóm, group trên các trang mạng xã hội tạo bill chuyển tiền giả. Bạn có thể báo cáo group lừa đảo hoặc report để nhà phát hành mạng xã hội đó xem xét. Nếu càng nhiều người dùng report nhóm lừa đảo đó, khả năng nhóm sẽ bị khoá và không thể tiếp tục lừa đảo nữa.
- Với những bill chuyển tiền fake trên online trên app, web. Bạn cần liên hệ với ngân hàng mình đang sử dụng dịch vụ để nhờ hỗ trợ, cung cấp thông tin đối tượng lừa đảo.
- Sau khi nhờ ngân hàng kiểm tra và hỗ trợ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cơ quan chức năng sẽ can thiệp để xử lý và lấy tiền lại cho bạn.

Tạo bill chuyển tiền Fake (giả) bị xử phạt thế nào?
Tạo bill chuyển tiền fake (giả) để lừa đảo, lợi dụng lòng tin của người dùng để chiếm đoạt tài sản, làm ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của người khác. Điều này sẽ bị quy vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bộ Luật Hình Sự 2015.
Theo đó, khi vi phạm, đối tượng sẽ bị xử phạt như sau:
- Chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu – dưới 50 triệu đồng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc bị phạt tù lên tới 06 tháng – 03 năm.
- Với hành vi chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng, nhưng thuộc các trường hợp sau cũng bị xử phạt tù lên tới 06 tháng đến 3 năm:
- Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Đã bị kết án về các tội của điều 168, 169, 171, 172, 173, 175, 290 của Bộ luật hình sự.
- Hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản chính là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại.
Với các hành vi lừa đảo nghiêm trọng, mức phạt cao nhất có thể là tù chung thân. Ngoài ra, còn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Bạn cần nắm rõ để có hướng xử lý hiệu quả khi gặp vấn đề này.
» Khám phá: Bị nuốt thẻ ATM Vietcombank phải làm sao?
Cách nhận biết bill chuyển tiền giả như thế nào?
Một giao dịch chuyển tiền sau khi thực hiện thành công đều sẽ có một bill chuyển tiền được ngân hàng cung cấp. Đối với giao dịch online qua Mobile Banking hoặc Internet Banking, mỗi bill chuyển tiền sẽ có một mã giao dịch. Và mỗi giao dịch sẽ có một mã duy nhất. Bạn có thể kiểm tra mã này để nhận biết bill chuyển tiền thật hay giả.
Đối với giao dịch tại quầy giao dịch ngân hàng, bill chuyển tiền phải có con dấu màu đỏ thuộc ngân hàng đó và chữ ký của nhân viên ngân hàng. Nếu một trong hai thông tin này không có, chắc chắn đây là bill chuyển tiền fake (giả) nhé!
Trong quá trình chuyển và nhận tiền, việc thực hiện giao dịch sẽ mất tầm 10 – 30 phút để chuyển khoản thành công. Nhanh nhất thì chỉ chưa đầy 1 phút bạn đã nhận được tiền. Do đó, khi đối tượng xấu đưa bill chuyển tiền giả, tài khoản của bạn sẽ không nhận được tiền.
Có nên tạo bill chuyển tiền Fake (giả) không?
Việc tạo bill chuyển tiền giả để giải trí, chia sẻ với bạn bè, người thân thì đều hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn không nên tạo bất kỳ tài liệu giả mạo nào. Bao gồm tạo bill chuyển tiền fake (giả).

Việc tạo bill chuyển tiền giả để lừa đảo, gian lận, hoặc thực hiện các hành vi vi phạm luật đều không hợp pháp. Do đó, hãy thận trọng trong việc tạo bill chuyển tiền giả và tham gia các hoạt động lừa đảo người dùng.
» Đọc thêm: Cách nhận tin nhắn mã OTP khi ở nước ngoài các ngân hàng
Lưu ý để tránh lừa đảo tạo bill chuyển tiền Fake (giả)
Để tránh mắc phải những chiêu trò lừa đảo tinh vi qua bill chuyển tiền fake (giả). Bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Đối với giao dịch online, cần chú ý kỹ biên lai chuyển tiền. Đảm bảo tiền đã chuyển và tài khoản thành công, mới tiếp tục giao dịch khác.
- Nhận biết bill chuyển tiền giả ở cuối địa chỉ website. Một website lừa đảo sẽ có tên lạ hoặc chứa ký tự lạ.
- Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, bill chuyển tiền là giả. Hãy liên hệ ngay với ngân hàng hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ.
- Đối với bán hàng online, hãy cẩn trọng với ảnh chuyển tiền. Đảm bảo trong ảnh có đủ thông tin giao dịch, mã giao dịch mới và duy nhất.
- Không tự tạo bill chuyển tiền fake, điều này là vi phạm pháp luật.
- Khi bị đối tượng xấu đòi lấy lại tiền vì chuyển tiền nhầm. Hãy báo cáo với cơ quan công an gần nhất để được giúp đỡ.
Bài viết hướng dẫn chi tiết cách tố cáo bill chuyển tiền Fake (giả) từ app, web, MXH đơn giản mà khi gặp phải bạn có thể áp dụng. Việc tạo bill chuyển tiền giả thực hiện các hành vi lừa đảo là vi phạm Pháp luật. Bạn cần chú ý để tránh rủi ro trong vấn đề này nhé!