Hằng ngày chúng ta luôn sử dụng tiền Việt Nam để mua sắm, thanh toán mọi hoá đơn giao dịch trong nước. Thế bạn có từng thắc mắc đồng tiền Việt Nam được in ở đâu hay không?
Là con dân Việt Nam chắc hẳn không ai quá xa lạ đối với đồng tiền Việt Nam. Thế nhưng mấy ai biết rõ tiền Việt Nam được in ra khi nào? Không những thế nhiều người còn đặt nghi vấn đồng tiền Việt Nam nước nào in? Để có thể giải đáp những thắc mắc này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về điều này nhé!
Nội dung
Đồng tiền Việt Nam ra đời khi nào?
Theo bạn thì đồng tiền Việt Nam được in ở đâu
Khi nhắc đến đồng tiền Việt Nam có rất nhiều tài liệu đưa thông tin khác nhau về sự ra đời của nó. Điều đó đã khiến nhiều nhà nghiên cứu, người dân gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu sự ra đời của đồng tiền này.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, từ đây đồng tiền Việt Nam đã chính thức được in và lưu thông trên toàn quốc nhằm để khẳng định chủ quyền của mình. Bắt đầu từ đây tiền giấy Việt Nam đã ra đời và chính thức được lưu hành từ ngày 30-11-1946.
Tuy được lưu hành nhưng từ năm 1947-1954 các tỉnh liên khu V gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên được phép in và phát hành Tín phiếu ngang giá và được sử dụng như tiền tài chính. Còn ở Nam Bộ sẽ phát hành tiền Nam Bộ, phiếu tiếu tế, tín phiếu để phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại khu vực.
Do chưa có sự đồng bộ giữa các vùng miền, tỉnh thành nên mãi đến ngày 5-6-1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam. Từ đây đồng tiền Việt Nam chính thức do ngân hàng in ấn và phát hành.
Đến năm 1975 đất nước thống nhất, sau khi kết thúc hội nghị hiệp thương chính trị (11-1975) Chính phủ đã ra quyết định thống nhất tiền tệ. Ngày 25-04-1978 Ngân hàng nhà nước Việt Nam chính thức phát hành hệ thống tiền tệ mang quốc hiệu Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Chất liệu nào được dùng để in tiền Việt Nam?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam vẫn đang được lưu hành đồng tiền làm từ 2 chất liệu là giấy và Polymer. Mỗi loại chất liệu sẽ có những đặc tính khác nhau. Cụ thể là:
Chất liệu giấy
Tiền giấy Việt Nam không phải được làm từ những loại giấy thông thường mà thành phần chính trong đó là chất liệu cotton. Tiền giấy sử dụng khoảng 80% là cotton (đôi khi có trộn thêm sợi bông hay sợi dệt), từ đó sản phẩm sẽ tăng khả năng chịu nước và nâng cao độ bền khi sử dụng.
Chất liệu Polymer
Tiền Polymer Việt Nam có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp phim, lớp giấy nền, lớp phủ mờ (vecni). Để in được chất liệu tiền Polymer cần phải áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Hiện nay mệnh giá tiền Polymer gồm: 10, 20, 50, 100, 200, 500.
Xưởng nhà máy in tiền Việt Nam ở đâu?
Hầu hết mọi người đều biết đồng tiền Việt Nam được xuất ra từ kho bạc nhà nước Việt Nam, nhưng được in ra ở đâu thì ít ai biết. Thực tế thì hiện nay nhà máy in tiền được đặt tại đường Phạm Văn Đồng, Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Từ những năm 1995 chất liệu Polymer đã được nhiều nước trên thế giới ưu tiên sử dụng do sở hữu nhiều tính chất vật lý tốt. Và để sản xuất đồng tiền từ chất liệu này đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ công nghệ, kỹ thuật, máy móc… Vậy tiền Polymer Việt Nam được in ở đâu, trong nước hay ngoài nước?
Nắm được ưu điểm vượt trội từ chất liệu Polymer nên Việt Nam đã cử người sang Úc và Singapore để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật in tiền từ chất liệu Polymer. Sau khi thông thạo kỹ thuật in, Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ về việc in tiền Polymer. Và hiện nay tiền Polymer vẫn được in ấn tại xưởng, nhà máy đặt ở 30 Phạm Văn Đồng- Dịch Vọng Hậu- Quận Cầu Giấy- Hà Nội.
Thời gian ra đời của các tờ tiền Polymer Việt Nam
Hiện nay trên thị trường có 6 mệnh giá tiền Việt được in từ chất liệu Polymer. Tuy nhiên ngày phát hành của các mệnh giá này lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:
Mệnh giá tiền giấy | Ngày phát hành |
10.000 | 15/08/2005 |
20.000 | 17/05/2006 |
50.000 | Năm 2006 |
100.000 | 01/09/2004 |
200.000 | 30/08/2006 |
500.000 | 17/12/2003 |
Quy trình in tiền của Việt Nam được diễn ra như thế nào?
Những điều cần biết liên quan đến quy trình in tiền
Để in ra được tờ tiền dù bất kể chất liệu gì từ cotton hay Polymer đều phải thực hiện nhiều công đoạn như:
Lên kế hoạch in đúc tiền
Việc in, đúc tiền phải được thực hiện dựa theo hợp đồng giữa ngân hàng Nhà nước và nhà máy in tiền hiện nay trở thành Công Ty TNHH 1 thành viên do nhà nước nắm quyền. Kế hoachj in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền sẽ do Thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định.
Sau khi thực hiện xong việc in tiền ngân hàng nhà nước sẽ trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm khi xưởng giao tiền cho ngân hàng. Đặc biệt ngân hàng chính là đơn vị thực hiện việc giám sát các cơ sở in, đúc tiền và thực hiện tiêu huỷ các giấy tiền in hỏng, đúc hỏng.
Thực hiện in tiền Việt Nam
Hiện nay quy trình in tiền được diễn ra rất phức tạp với nhiều bước khác nhau từ: làm nóng chảy nhựa tổng hợp, tạo màng nhựa bong bóng, cán thành phim trong suốt, in hoa văn hoa tiết trên giấy nền….. Vì thế rất khó để diễn tả cụ thể các bước thực hiện quy trình in tiền. Nhưng tất cả quy trình thực hiện đều do nhà máy chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chuẩn bị công cụ, thiết bị và máy móc in ấn.
Toàn bộ mẫu in, mẫu thử, bản in gốc, khuôn đúc đều phải được Thống đốc Ngân hàng nhà nước phê duyệt trước mới được thực hiện chính thức. Như vậy các bạn có thể hình dung tất cả các bước, quy trình thực hiện in tiền đều phải được Ngân hàng nhà nước thống nhất và thông qua.
Vì sao nhà nước không in thường xuyên để tạo ra thật nhiều tiền?
Chắc hẳn rất nhiều người đặt ra thắc mắc tại sao ngân hàng không in thật nhiều tiền để giúp đất nước xoá đói giảm nghèo, hay cứu trợ bà con còn khó khăn…. Lý do để ngân hàng không in tuỳ tiện tiền Việt Nam là gì?
Dẫu Việt Nam có thể tự in được tiền nhưng nhà nước không tạo ra thật nhiều tiền vì các lý do sau:
+ Để bảo vệ giá trị đồng tiền Việt Nam, tránh tối đa tình trạng lạm phát. Bởi như thế sẽ khiến giá trị đồng tiền cao hơn, lúc này người nghèo, người thu nhập thấp sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong cuộc sống hàng ngày.
+ Sẽ giúp mọi người thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá và sử dụng đồng tiền làm trung gian trong việc mua bán. Từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xây dựng đất nước bềnh vững.
+ Ngân hàng khi phát hành tiền cần phải in ấn, sản xuất với hạn mức và số lượng đúng theo quy định, chính sách tiền tệ trong và ngoài nước. Vì khi thực hiện quy trình sản xuất, in tiền phải được khảo sát, đánh giá và thông qua các cuộc họp bàn giữa nhân hàng, chính chủ và bộ tài chính.
Mẹo giúp bạn phân biệt tiền Polymer giả hay thật
Những đặc điểm giúp bạn phân biệt tiền giả và tiền thật
Tiền Polymer Việt Nam hiện nay xuất hiện trên thị trường thường bị trộn lẫn giữa thật và giả. Do đó để tránh nhận phải tiền giả, gặp những rắc rối khi thanh toán bạn hãy “bỏ túi” các bí quyết phân biệt tiền thật giả dưới đây:
Dùng tay vò tờ tiền
Tiền polymer thật thường có độ bền cơ học cao nên khi dùng tay vò tờ tiền có thể thả ra ngay nhờ vào độ đàn hồi của chúng mà không bị nhầu nát. Đối với tiền polymer giả không có được tính năng này.
Xé góc tờ tiền
Đối với tiền Polymer thật khi xé sẽ rất khó bị rách còn đối với tiền giả thì rất dễ bị rách. Do đó đây là cách phân biệt phổ biến, hiệu quả rất được người tiêu dùng hiện nay ứng dụng.
Vuốt nhẹ tờ tiền
Khi dùng tay vuốt nhẹ trên tờ tiền, đối với tiền thật sẽ có độ nhám nhất định bởi chúng được in nổi ở một vài vị trí nhất định như: chân dung Bác Hồ, quốc huy, hay dòng chữ Cộng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam, ngân hàng nhà nước, mệnh giá tiền. Còn khi tiền giả tất cả đều được làm trơn tru, bóng loáng nên bạn sẽ không cảm nhận được độ nhám như tiền thật.
Dùng ánh sáng soi tiền
Khi dùng ánh sáng rọi vào tờ tiền thật sẽ hiện lên các bóng chìm bên trong một cách sắc nét và ăn khít với nhau. Đối với tiền giả chắc chắn 100% người ta không thể làm được điều này.
Kiểm tra bằng các ô trong suốt
Trên tiền Polymer Việt Nam thường có một ô trong suốt ở góc tờ tiền. Khi bạn đưa ô này đến sát mắt nhìn xuyên qua đến nguồn sáng đỏ phát ra từ bóng đèn sợi đốt hoặc ánh sáng lửa sẽ nhìn thấy hình ẩn xung quanh nguồn sáng. Và mỗi mệnh giá tiền sẽ hiện lên hình ảnh đặc trưng riêng, điều này sẽ không thấy được đối với tiền giả.
Từ những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến, chắc hẳn giờ đây bạn đã tự mình giải đáp được câu hỏi đồng tiền Việt Nam được in ở đâu rồi nhỉ? Cùng với đó bạn đã trang bị thêm cho mình cách phân biệt được tiền Polymer thật giả để không phải gặp những sự cố đáng tiếc khi giao dịch.
Được biên tập bởi:
Đất Vàng Bạc