Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những cái tên được nhiều người biết đến tại Việt Nam. Mỏ vàng này nổi tiếng với trữ lượng vàng lớn, đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho quốc gia.
Vậy, mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Mỏ vàng này hiện vẫn hoạt động hay đã đóng cửa? Hãy cùng xem ngay các chia sẻ bên dưới để có thêm nhiều thông tin cần thiết nhé!
Xem nhanh:
Duyên hải Nam Trung Bộ gồm những tỉnh thành nào?
Vùng Duyên hải Nam Trung Hộ là khu vực tiếp giáp với Đông Nam Bộ. Đây là nơi có thuận lợi lớn về giao thông, kinh tế.
Đồng thời, Duyên hải Nam Trung Bộ cũng là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan,… Xét về mặt hành chính, Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ bao gồm 8 tỉnh thành, đó là:
- Đà Nẵng
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên
- Khánh Hòa
- Ninh Thuận
- Bình Thuận
Xem thêm: Phương pháp tách vàng từ quặng đá
Mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh nào của Duyên hải Nam Trung Bộ?
Hẳn bạn thường nghe đến cái tên Mỏ Vàng Bồng Miêu. Tuy nhiên, liệu bạn có biết mỏ tài nguyên này nằm ở tỉnh nào của Việt Nam hay không?
Thực tế, mỏ vàng Bồng Miêu nằm ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Mỏ vàng này được phát hiện và khai thác từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây nằm gần sông Bồng Miêu, cạnh phụ lưu sông Tiên.
Theo tư liệu lịch sử, đây là nơi có số lượng vàng rất lớn. Trước đó, các đế quốc đã khai thác với con số cực khủng mà không ai có thể thống kê được.
Cho đến năm 2005, Công ty vàng Bồng Miêu bắt đầu khai thác với quy mô lớn. Theo đánh giá chung, trữ lượng vàng tại mỏ Bồng Miêu lên đến con số hàng chục tấn. Đây chính là mỏ vàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đồng thời cũng là nguồn tài nguyên giá trị nhất của Việt Nam.
Xem thêm: Ngân hàng có lãi suất gửi vàng cao nhất
Vì sao mỏ vàng Bồng Miêu lại đóng cửa?
Không thể phủ nhận rằng, lượng vàng khai thác được từ mỏ vàng Bồng Miêu rất lớn. Tuy nhiên, cho đến năm 2017, HĐND tỉnh Quảng Nam đã quyết định đóng cửa vĩnh viễn mỏ vàng này.
Nguyên nhân là nhà nước mất kiểm soát với việc khai thác vàng và nợ thuế tồn đọng quá cao.
Trong khi đó, từ năm 2005 đến 2013, Công ty Bồng Miêu đã khai thác được hơn 800.000 tấn quặng vàng. Tiếp tục dừng cho đến năm 2014 và hoạt động trở lại vào cuối tháng 9 – 2014.
Điều đáng nói, trong thời điểm đó, Công ty Bồng Miêu không báo cáo tình hình cũng như sản lượng vàng khai thác được.
Việc đóng cửa Mỏ vàng Bồng Miêu còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn: thổ phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người nơi đây,…
Tại hội nghị, Công Ty Bồng Miêu đã tuyên bố phá sản ngày 28 – 11. Theo số liệu, doanh nghiệp này có hơn 100 chủ nợ với số tiền lên đến 943,2 tỉ đồng. Trong đó bao gồm cả phí trả nợ thế, bảo hiểm xa hội,…
Một số vấn đề xảy ra sau khi Công ty khai thác vàng Bồng Miêu đóng cửa
Sau khi Công ty Bồng Miêu đóng cửa, tại khu vực mỏ vàng này cũng xảy ra không ít những vấn đề nghiêm trọng.
Trong đó, việc các “vàng tặc” ngấm ngầm khai thác vàng trái phép đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Họ chọn thời điểm vắng người, khai thác quặng bằng cách đào bới. Tiếp tục đem các quặng đá đó về tự xay và đãi thủ công.
Tuy nhiên, điều đó chưa đáng nghiêm trọng. Mà vấn đề đáng nói ở đây đó chính là việc đãi vàng bất hợp pháp đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
♠Đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân. Việc đãi vàng trái phép của các đối tượng này đã khiến cho nhiều con suối tại Bồng Miêu bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cùng với đó, các con đường mòn cũng bị tàn phá do việc di chuyển quặng ban đêm của nhiều “vàng tặc”.
Không chỉ dừng lại ở đó, việc đào sâu trong lòng đất để tìm quặng vàng cũng dẫn đến nhiều hậu quả. Chẳng hạn như tình trạng sạc lở đất đá, sạc lở núi, sập hầm khiến nhiều người tử vong,….
Phần lớn, các đối tượng này đều dùng cuốc, xẻng để đào bới một cách thủ công. Theo thông tin từ nhiều nguồn, các đối tượng đãi vàng là công nhân cũ từ Công Ty Bồng Miêu, dân địa phương,… Do Công Ty Bồng Miêu đóng cửa, họ thất nghiệp và phải tìm cách để mưu sinh.
- Trước tình hình khai thác vàng trái phép như vậy, UBND xã Tam Lãnh đã tổ chức đến 67 đợt kiểm tra. Đồng thời, xử lý nghiêm trọng các đối tượng khai thác vàng trái phép.
- Kèm theo đó là việc tiêu hủy nhiều máy nổ, cối xay, cối đập, láng trại,… Theo thông tin từ Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, phần lớn người khai thác vàng đều là lao động địa phương.
Đến nay, tình trạng khai thác vàng trái phép tại mỏ vàng Bồng Miêu đã được kiểm soát một cách tối đa.
Lực lượng tuần tra địa phương vẫn liên tục truy quét và sẽ có các mức phạt đối với các đối tượng khai thác vàng trái phép.
Mỏ vàng Bồng Miêu đến nay vẫn là nơi được nhiều người nhắc đến với tiềm năng khoáng sản lớn. Mặc dù đã đóng cửa nhưng lượng vàng đã khai thác tại nơi này cũng đã đủ vực dậy nền kinh tế Việt Nam.